Xử lý nước thải tại một số khu vực như khu công nghiệp, bãi rác, trại chăn nuôi… là một công việc hết sức khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên sau đó chúng ta còn phải thực hiện xử lý bùn thải nguy hại - một loại bùn chứa nhiều kim loại nặng và một số chất nguy hại khác.
Dưới đây là một số thông tin và biện pháp hữu ích để xử lý các loại bùn thải nguy hại nhanh chóng và an toàn.
Các biện pháp xử lý bùn thải nguy hại
Bùn thải công nghiệp được chia thành 2 loại là bùn thải nguy hại và bùn thải vi sinh. Để tìm được các cách xử lý phù hợp, trước tiên chúng ta cần phân biệt được 2 loại bùn này.
Các loại bùn thải công nghiệp
Bùn thải vi sinh là chất thải được sinh ra sau quá trình xử lý nước thải của các ngành kinh doanh, sản xuất, các ngành dịch vụ… Loại bùn thải này thường tồn tại ở các dạng như bùn lỏng, bùn sệt và bùn khô.
Các loại chất thải công nghiệp không nguy hại này thì xử lý tương đối đơn giản. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng nó vào nhiều mục đích khác nhau phục vụ đời sống.
Bùn thải nguy hại là các loại bùn thải có chứa nhiều chất độc hại quá ngưỡng cho phép. Nó có khả năng cao gây nguy hại cho môi trường, hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người.
Các loại bùn thải được xác định là nguy hại khi trong chúng có chứa các kim loại nặng như Cu, As, Zn, Mn, Pb, Cd, Se, Fg…
Bùn thải nguy hại
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các loại bùn thải công nghiệp phát sinh từ đâu để dễ dàng trong quá trình phân loại chúng.
Bùn thải vi sinh và bùn thải nguy hại chủ yếu phát sinh tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… Cụ thể là các khu vực sau:
✅ Bùn thải xuất hiện trong quá trình nạo vét kênh rạch, các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng hay giao thông đường bộ.
✅ Các bùn thải từ hệ thống thoát nước, bùn bị tồn đọng và giữ lại trong các cống rãnh sau quá trình sử dụng. Lượng bùn sẽ phát sinh đáng kể khi vệ sinh và nâng cấp công trình thường xuyên.
✅ Bùn thải nguy hại từ hệ thống xử lý nước thải thường phát sinh sau quá trình xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp của các ngành công nghiệp.
✅ Bùn thải từ hệ thống cấp nước phát sinh từ các trạm, nhà máy xử lý nước tập trung.
Bùn xuất hiện từ hệ thống cấp nước
Một số ngành thường phát sinh ra bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải là:
✔️ Hệ thống xử lý nước thải các ngành như dệt nhuộm, mực in, sản xuất thép, nhôm, inox, nhựa giấy, gỗ, sơn dầu…
✔️ Các nhà máy sản xuất bia, nước lọc, nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm sữa…
✔️ Các khu vực xử lý nước thải sinh hoạt, tòa nhà chung cư, các khu dân cư…
Xem thêm: Xử lý bùn thải nhà máy nước
Bùn có trong các khu xử lý nước thải
Bùn thải công nghiệp, đặc biệt là bùn thải nguy hại là một mối đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.
Vì vậy, xử lý bùn thải nguy hại là công việc cần thiết mà chúng ta cần nghiêm túc thực hiện. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì cần tham khảo, phối hợp với các công ty môi trường để có phương án xử lý đúng đắn nhất.
Trước khi thực hiện xử lý bùn thải, chúng ta cần thiết phải tiến hành phân tích tính chất, thành phần để xác định được đó là loại bùn thải nào. Sau bước này, chúng ta mới có hướng giải quyết đúng và phù hợp nhất.
Việc phân định này phải tuân theo quy định về ngưỡng chất thải nguy hại đã được ban hành.
✔️ Nếu kết quả phân tích thấp hơn mức giới hạn thì bùn thải sẽ được xử lý như các chất thải công nghiệp bình thường. Tùy vào chất lượng bùn thải mà chúng có thể đem đi chôn lấp, tái sử dụng hay nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải.
✔️ Khi kết quả cao hơn mức giới hạn quy chuẩn thì cần được xử lý như chất thải nguy hại. Việc thu gom, xử lý, vận chuyển phải được thực hiện bởi các đơn vị có giấy phép hành nghề về quản lý chất thải nguy hại.
Thu gom bùn thải phải được thực hiện cẩn thận
Để có thể xử lý bùn thải nguy hại một cách triệt để nhất, các đơn vị thực hiện công việc này đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tối ưu và tiết kiệm tối đa chi phí nhất.
Hiện nay có rất nhiều cách xử lý bùn thải. Tuy nhiên, tùy vào đặc thù mỗi ngành công nghiệp, các loại bùn thải nguy hại khác nhau mà chúng ta sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phổ biến để xử lý bùn thải nguy hại tại nước ta.
Xử lý bùn thải bằng phương pháp vật lý là công việc sử dụng các nguyên tắc vật lý để xử lý bùn thải. Người ta có thể sử dụng một số cách như lọc vật lý, tác động nhiệt làm giảm khối lượng, cách ly bùn thải nguy hại với môi trường xung quanh.
Xử lý bùn thải bằng phương pháp vật lý
Xử lý bằng phương pháp hóa học là một cách xử lý vô cùng phức tạp. Công việc này sẽ sử dụng các hóa chất và tiến hành cho phản ứng với bùn nguy hại. Sau đó, hóa chất sẽ thay đổi các tính chất của nguyên tố độc hại có trong bùn và chuyển chúng về dạng không độc hại.
Đây là cách xử lý nhằm chuyển hóa các chất tan thành các chất không tan. Nhờ vào các phản ứng hóa học tạo ra chất kết tủa, các chất độc hại có trong bùn sẽ lắng đọng và biến thành cặn bùn. Lúc này chúng ta sẽ tiến hành hút bùn thải để xử lý an toàn.
Dùng phương pháp kết tủa xử lý bùn nguy hại
Cách xử lý bằng oxi hóa khử là phương pháp nhằm mục đích biến các chất độc hại trong bùn thành các chất ít độc hơn hoặc không còn độc. Tuy nhiên loại phương pháp này rất ít khi được sử dụng do chi phí thực hiện cao.
Sử dụng phương pháp chôn lấp là biện pháp tối ưu nhất để xử lý bùn thải nguy hại. Đây là cách được sử dụng nhiều nhất ở nước ta do tính chất nhanh gọn, an toàn và ít tốn chi phí.
Phương pháp chôn lấp có tác dụng cô lập các bùn thải nguy hại, ngăn chặn sử phát tán chất độc hại ra bên ngoài môi trường.
Sau khi bùn nguy hại được hút lên, chúng sẽ được đóng gói hoặc hóa rắn trước khi đưa đến khu vực chôn. Bãi chôn bùn thải phải được xây dựng đúng quy trình và phải được cơ quan chức năng cấp phép.
Đặc biệt, khu vực này phải ở xa khu dân cư và các khu vực đất trồng lương lực, nguồn nước, sông suối được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt…
Phương pháp chôn lấp bùn thải
Phương pháp bay hơi là cách cấp nhiệt để hóa hơi chất lỏng nhằm mục đích giảm lượng chất thải cần xử lý cuối cùng. Giúp tốn ít chi phí xử lý hơn và hạn chế được các chất độc hại nhiều hơn.
Đây là phương pháp xử lý bùn thải làm cố định hóa học, triệt tiêu tính lưu động, cô lập các thành phần ô nhiễm bằng một lớp vỏ bền vững và tạo thành một khối nguyên có tính toàn vẹn với kết cấu cao.
Một số chất kết dính vô cơ có thể kể đến như: xi măng, vôi, thạch cao, silicat, pozzolan. Chất kết dính hữu cơ như: epoxy, polyester, nhựa đường, polyolefin…
Hóa rắn bùn thải công nghiệp nguy hại
Một số phương pháp nhiệt có thể thực hiện như là:
✅ Nhiệt độ buồng đốt trên 800 độ C sẽ giảm 80 - 90% thể tích chất thải, tạo ra khí N2, CO2, nước và tro.
✅ Đốt trong thùng quay chất thải nguy hại dạng rắn, cặn hay bùn lỏng… ở nhiệt độ 1000 độ C.
✅ Đốt có sử dụng chất xúc tác nhằm tăng tốc độ oxy hóa nhiệt độ dưới 537 độ C, thường dùng cho chất thải lỏng.
Phương pháp đốt bùn thải
Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng bùn thải nguy hại trộn cùng với các nhiên liệu thông thường khác để làm nhiên liệu sử dụng.
Dùng để đốt bao gồm nồi hơi, lò nung, xi măng, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh với loại chất thải nguy hại chiếm 12 - 25% tổng nhiên liệu.
Phương pháp nhiệt phân bằng hồ quang - plasma với nhiệt độ đến 10.000 độ C sẽ tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh, thải ra các chất như H2, CO, khí axit và tro.
Dùng bùn thải làm nhiên liệu
Trên đây là các thông tin và một số cách xử lý bùn thải nguy hại đang được áp dụng tại nước ta hiện nay. Để đảm bảo an toàn, các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn phương pháp và các đơn vị thực hiện công việc này.
Tags: phương pháp xử lý bùn thải, biện pháp xử lý chất thải, xử lý bùn thải hiệu quả, bãi chôn bùn thải, oxi hóa khử bùn thải, xử lý bùn thải bằng biện pháp hóa học