Ông Nguyễn Văn Tài tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho biết, nhiệt điện than hiện cung cấp khoảng 35% tổng sản lượng điện và có chiều hướng tăng nhanh trong giai đoạn tới. Theo quy hoạch điện VII, nhiệt điện sẽ chiếm khoảng 53,2% điện sản xuất vào năm 2030.
Xử lý ô nhiễm nhiệt.
Hiện cả nước có 64 dự án nhiệt điện than, trong đó có 26 dự án đã vận hành, 15 dự án đang triển khai, 13 dự án đã xác định chủ đầu tư, 10 dự án đang tìm chủ đầu tư. Tổng công suất của các nhà máy đang hoạt động vào khoảng 14.675MW, tiêu thụ lượng nhiên liệu 40 triệu tấn than/năm và xả lượng xỉ thải khoảng 15,8 triệu tấn/năm.
Đến năm 2030, với việc đưa vào hoạt động thêm nhiều nhà máy nhiệt điện khác, tổng công suất sẽ tăng lên 55.300MW và tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than/năm. Hầu hết các nhà máy này đều sử dụng công nghệ ngưng hơi truyền thống với nguồn nhiên liệu là than nội địa. Ô nhiễm nhiệt: Nguồn gây ô nhiễm nhiệt, ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt và các biện pháp kiểm soát.
Nguồn gây ô nhiễm nhiệt có thể kể ra như sau:
Ô nhiễm nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Thiên nhiên: Trái đất nóng lên là do sự nung nóng của Mặt trời, bên cạnh đó núi lửa phun trào, cháy rừng tự nhiên nhưng các nguồn này đã tự cân bằng nhiệt cho môi trường.
+ Các hoạt động đốt nhiên liệu của con người: con người đốt nhiên liệu thải nhiệt vào môi trường gây hiệu ứng nhà kính, làm mất cân bằng nhiệt, làm vượt quá khả năng thích nghi của các cơ thể sống, làm đảo lộn các chu trình trong tự nhiên.
+ Quá trình đô thị hóa: tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh ở mọi nơi trên thế giới, đồng thời quá tình này là sự giảm diện tích cây xanh và sông hồ thay vào đó là các công trình với những bề mặt bê tông, xi măng, gây bức xạ Mặt trời rất lớn, tạo không khí rất oi bức cho những ngày hè, chất lượng môi trường sống bị suy giảm đáng kể.
+ Đối với các công trình nhà ở: do thiết kế kiến trúc chưa hợp lý, nhiều công trình không có khả năng thải nhiệt, chưa có biện pháp thông thoáng hợp lý, trong sản xuất còn sử dụng nhiều công nghệ sinh nhiệt nên lượng nhiệt thải ra vượt quá nhiều lần trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường.
+ Sự nóng lên của Trái đất nói chung sẽ làm mất trạng thái cân bằng nhiệt của nhiều HST trên TĐ, giảm khả năng sinh trưởng của HST, làm cho HST mất cân bằng. Nhiệt độ tăng cao: băng ở các cực sẽ tan ra nước biển dâng cao thu hẹp diện tích lục địa; chu trình hạn hán, lụt lội tăng.
+ Trong quá trình hoạt động sản xuất, nếu nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều nước.
+ Đối với các công trình nhà cửa, nếu chế độ nhiệt không thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, làm giảm năng suất lao động một cách đáng kể.
+ Nhiệt độ nước tăng sẽ làm tăng các phản ứng hóa học trong nước, tăng tỉ lệ muối hòa tan trong nước, làm kim loại han rỉ mạnh hơn. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn, vi trùng, nấm gây bệnh phát triển rất nhanh.v.v.
Biện pháp kiểm soát.
+ Để tránh sự nóng lên của Trái đất cần phải tránh hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra, mà biện pháp chủ yếu là hạn chế lượng CO2 thải vào khí quyển. +
+ Trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...
+ Trong các khu đô thị và dân cư cần tăng diện tích ao hồ,...
+ Đối với các công trình nhà ở và sản xuất cần phải có biện pháp thông thoáng hợp lý, chọn được hướng gió tốt hoặc phải có biện pháp làm mát nhân tạo cho công trình.
+ Lượng nhiệt thải ra trong quá trình sản xuất cần phải có biện pháp khử nhiệt trước khi thải hoặc thu hồi tận dụng nhiệt phục vụ cho các mục đích khác.v.v.Z
Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nhiệt điện.
Đây là cảnh báo của ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường, tại hội thảo Bảo vệ môi trường trong các dự án nhiệt điện và Quy hoạch sử dụng biển giai đoạn hiện nay.
Hội thảo Bảo vệ môi trường trong các dự án nhiệt điện và Quy hoạch sử dụng biển do Bộ TN-MT phối hợp với Báo Đại biểu nhân dân tổ chức chiều 20.6.
Nhiệt điện than phá hủy môi trường biển.
Ông Tài cho biết theo tính toán của giới chuyên gia, để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế khoảng 7%/năm, phải đảm bảo phát triển điện tốc độ khoảng 11%/năm. Với tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành điện, nếu không có giải pháp bảo vệ môi trường quyết liệt, nghiêm túc thì nước ta có thể phải gánh hậu quả về môi trường, đặc biệt là khối lượng tro, xỉ phát sinh. Hiện 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành tạo ra lượng tro, xỉ khá lớn, năm 2016 đạt khoảng 15,8 triệu tấn/năm; dự báo năm 2020 khoảng 23 triệu tấn/năm, 2025 sẽ tăng lên 29 triệu tấn/năm và 2030 sẽ tăng 37 triệu tấn/năm.
Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho biết thêm với lượng tro, xỉ vừa qua, việc lưu trữ, bảo quản có thể gây tác động môi trường. Cụ thể, một số sự cố nước tràn từ bãi thải, ô nhiễm bụi đã xảy ra tại khu vực trung tâm nhiệt điện than như Vĩnh Tân, Duyên Hải, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí. Tổng cục môi trường đã thanh tra 19 nhà máy nhiệt điện than, qua đó phát hiện không ít tồn tại, vi phạm công tác bảo vệ môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Lập đoàn kiểm tra bãi xỉ than nhiệt điện Vĩnh Tân.
Theo ông Tài, các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường trước nguy cơ gây ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện là lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát lượng phát thải, thành phần phát thải khí, nước, nhiệt độ…; tái sử dụng nước thải công nghiệp; trồng cây xanh tạo hành lang cách ly; đánh giá thường xuyên về công nghệ phát triển nhiệt điện; công khai minh bạch thông tin về môi trường cho cộng đồng biết; đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện công nghệ cũ; ưu tiên phát triển điện gió, điện mặt trời…
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cũng cho rằng cần áp dụng công nghệ nhiệt điện mới tiên tiến, đảm bảo an toàn cho môi trường. Với các nhà máy hiện tại, sẽ xem xét nghiêm túc các giải pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt lưu tâm đến xỉ than là vấn đề lớn nhất. Đồng thời giám sát chặt chẽ những nhà máy nhiệt điện đang hoạt động để hạn chế tác động xấu đến môi trường.
Tags: nguyên nhân gây ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm môi trường nhiệt, ô nhiễm môi trường nhiệt thường xảy ra ở đâu, ô nhiễm môi trường ở xã thái mỹ củ chi, ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp, ô nhiễm nhiệt là gì, ô nhiễm nhiệt xảy ra khi nào.