Công việc xử lý bùn thải đang là một vấn đề lớn vì hiện tại nó đang rơi vào trạng thái thừa thu gom nhưng lại thiếu xử lý.
Trong thực tế, việc xử lý bùn thải rất phức tạp và cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn. Vậy những cách xử lý bùn thải nào là hiệu quả và tốt nhất? Hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề xử lý bùn thải này ngay nhé.
Các cách xử lý bùn thải
Bùn thải là sản phẩm cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải. Để xử lý bùn thải hoàn toàn là một công việc rất khó khăn vì trong bùn thải có chứa rất nhiều kim loại nặng lắng đọng trong đó.
Bùn thải là một hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có thành phần hỗn hợp chứa nhiều loại tạp chất ô nhiễm, có mùi hôi và cần được xử lý bằng các công nghệ, kỹ thuật để giảm, loại bỏ và cô lập các chất có hại để bảo vệ môi trường xung quanh.
Bùn thải
Thứ nhất: Chứa năng lượng lớn
Bùn thải là một sản phẩm có chứa năng lượng gấp 10 lần số năng lượng cần để xử lý chúng. Trung bình khi sấy khô nước thải trong bùn có chứa năng lượng than non, chính xác hơn là có chứa khoảng 7780 Btu/pound.
Do đó, nó có thể sử dụng năng lượng sẵn có trong nước thải để thu hồi năng lượng từ bùn thải thành năng lượng, công nghệ như khí hóa sinh khối.
Thứ hai: Là tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Do trong bùn thải có chứa nhiều tạp chất ô nhiễm, kim loại nặng nên nếu không xử lý cẩn thận thì sẽ trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, nếu không quản lý tốt bùn thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, phát sinh các loại dịch bệnh và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người. Vì lý do đó, xử lý bùn thải là công việc cần được chú trọng trong đời sống con người.
Bùn thải gây ô nhiễm môi trường
Để tìm được các biện pháp xử lý thích hợp nhất, chúng ta cần thiết phải biết được bùn thải thuộc loại nào. Sau đây là một số nhóm loại bùn thải phổ biến hiện nay.
Với các loại bùn thải phân theo khu vực phát sinh, chúng ta có một số loại bùn sau:
✅ Bùn thải thoát nước: Loại bùn thải phát sinh thường xuyên từ hoạt động khai thác, sử dụng, bảo dưỡng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
✅ Bùn sau xử lý nước thải: Là bùn thải công nghiệp phát sinh từ các trạm, nhà máy xử lý nước thải tập trung, từ hệ thống các khu xử lý nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
✅ Bùn sau xử lý cấp nước: Loại bùn thải sinh ra từ các trạm, nhà máy xử lý cấp nước tập trung.
✅ Bùn nạo vét: Bùn thải được nạo vét từ khu vực sông, kênh, rạch phát sinh không thường xuyên trong khi thực hiện các dự án cải thiện vệ sinh môi trường, công trình hạ tầng kỹ thuật và giao thông đô thị.
✅ Bùn đất: Là các loại bùn vô cơ hay hữu cơ có thành phần tương đối là đất và cát, không mùi hôi, thường phát sinh từ hoạt động đào đất, thi công, đào cọc móng trong xây dựng.
Xem thêm: Xử lý bùn thải nguy hại
Bùn thải đất
Khi dựa vào tính chất của bùn thải, chúng ta có thể phân chúng thành 2 loại:
Loại 1: Bùn thải công nghiệp
Bùn thải công nghiệp được sản sinh ra sau quá trình xử lý các loại nước thải công nghiệp. Trong loại bùn thải này thường chứa nhiều kim loại nặng và các chất thải nguy hại nên việc xử lý loại bùn này rất phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, chúng cũng được chia thành 2 loại riêng biệt:
✔️ Bùn thải nguy hại: Đây là loại bùn cần được thu gom và xử lý cẩn thận trước khi thải ra môi trường vì chứa nhiều kim loại nặng như Se, Al, As, Zn, Mn, Cd, Hg…
✔️ Bùn thải không nguy hại: Loại bùn này có thể không cần xử lý và còn được dùng vào một số mục đích khác.
Bùn thải công nghiệp
Loại 2: Bùn thải sinh học (không nguy hại)
Bùn thải sinh học là loại bùn thải tuy có mùi hôi nhưng không gây độc hại.
Chúng thường được dùng để sản xuất phân hữu cơ bằng cách cho thêm vôi bột vào để khử chua; cấy vi sinh, dùng chế phẩm EM… để khử mùi và trở thành phân hữu cơ tổng hợp.
Trong đó, bùn thải chiếm đến 70% số lượng. Loại phân này có giá thành rẻ nhưng chất lượng không thua kém gì các loại phân hữu cơ khác trên thị trường.
Bùn thải sinh học
Phương pháp xử lý bùn thải đầu tiên chính là sử dụng các loại chế phẩm vi sinh môi trường hay vi sinh xử lý nước thải.
Đây là quá trình sử dụng không khí và các sinh vật trong quá trình xử lý sinh hóa nước thải công nghiệp để oxi hóa sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ.
Khi lựa chọn xử lý bùn thải bằng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải, chúng ta cần chuẩn bị một bể hiếu khí, đây sẽ là nơi không khí được tiêm và trộn vào cùng nước thải; một bể lắng để xử lý nước thải.
Bên cạnh đó, để làm sạch bùn thải cần phải chọn 1 chủng vi sinh. Chủng vi sinh này có thể được nuôi cấy dưới dạng lỏng, hoạt tính cao và phải hoạt động như 1 chất gia tốc để thúc đẩy nhanh quá trình oxi hóa sinh học các chất khó phân hủy nhằm làm giảm lượng thể tích bùn có trong hệ thống xử lý nước thải.
Dùng chế phẩm xử lý bùn thải
Phương pháp khí hóa là phương pháp chuyển đổi một vật liệu chứa cacbon tạo thành khí tổng hợp.
Loại khí này là một hỗn hợp dễ cháy và thường chứa các khí carbon, monoxide, nito, hydrogen, khí carbon dioxide và metan. Nó có nhiệt độ khá thấp, chỉ dao động từ 100 - 300 BTU/SCF, các khí tổng hợp có thể được sử dụng như nhiên liệu để sinh ra điện năng hay tạo ra hơi nước để làm máy phát điện.
Ưu điểm của phương pháp khí hóa bùn thải
Khi xử lý bùn thải bằng phương pháp khí hóa bùn thải sẽ có một số ưu điểm như sau:
✅ Giảm được số lượng lớn khối lượng và thể tích bùn thải.
✅ Giảm số lượng bùn cần chôn lấp.
✅ Giảm lượng khí phát thải do sử dụng ít oxi.
✅ Tận dụng được nguồn khí sản phẩm để sản xuất điện, methanol…
Khí hóa bùn thải tạo methanol
Nhược điểm khi dùng biện pháp khí hóa
Tuy nhiên, việc sử dụng khí hóa bùn thải cũng sẽ có một vài nhược điểm như:
✅ Chi phí cho việc đầu tư khá cao.
✅ Quá trình bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp.
✅ Sản phẩm khí sử dụng cần phải sạch, tinh khiết.
✅ Cần cung cấp đủ năng lượng cho các quá trình phản ứng.
Một trong những cách xử lý bùn thải phổ biến hiện nay chính là sử dụng máy ép bùn.
Máy ép bùn có nguyên lý hoạt động dựa trên áp lực ép của bơm màng khí nén, việc bơm hỗn hợp bùn thải lên khu vực khoang chứa của tấm lọc khung bản.
Nước sẽ được thẩm thấu qua vải lọc và thoát ra bên ngoài nhờ đường ống dẫn, các chất cặn sẽ được giữ lại và tạo nên bánh bùn. Bánh bùn sau khi ép sẽ có độ ẩm thấp, cứng và khô.
Ưu điểm khi sử dụng máy ép bùn là giảm thiểu nhiều chi phí vận chuyển, bùn ép xong sẽ tiết kiệm diện tích, thời gian và chi phí nhân công thực hiện. Đảm bảo an toàn môi trường và tránh rủi ro rò rỉ bùn thải làm ảnh hưởng đến đời sống.
Máy ép bùn thải
Đối với khu vực thoát nước đô thị thì chúng ta có thể sử dụng cách nạo vét bùn trên các tuyến cống, kênh, mương thoát nước định kỳ. Việc này sẽ giúp hạn chế ô nhiễm môi trường do thiếu hụt oxy trong nước có bùn tích tụ và đảm bảo được chế độ dòng chảy để thoát nước trong mùa mưa.
Ngoài ra, việc nạo vét bùn thải còn giúp hạn chế mùi hôi và biến đổi màu nước thải trong các khu vực cống rãnh, kênh mương.
Do bùn cặn nạo vét có độ ẩm lớn nên cần phải thực hiện tách nước sơ bộ ngay khi nạo vét. Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như quay ly tâm, tạo xung… có thể làm giảm được từ 20 - 50% lượng nước ban đầu trong cặn.
Việc tách nước sơ bộ sẽ làm giảm đáng kể khối lượng bùn phải vận chuyển và góp phần hạn chế lượng nước chảy ra trong quá trình vận chuyển để xử lý bùn thải.
Nạo vét bùn thải
Để đảm bảo an toàn cho môi trường sống cũng như sức khỏe con người, chúng ta cần chú ý thực hiện các cách xử lý bùn thải nhanh chóng và hiệu quả. Hi vọng với bài viết trên, các bạn sẽ có nhiều kiến thức để làm sạch bùn thải.
Tags: phương pháp xử lý bùn thải, làm sạch bùn thải, bùn thải sinh học, xử lý bùn thải hiệu quả, xử lý bùn thải nguy hại, biện pháp làm sạch bùn thải công nghiệp